Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Nhân dịp kỉ niệm 115 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Thư viện trương TH Thượng Quận xin trân trọng giới thiệu tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh cuốn sách “Mẹ Tầm Xuân và lão Chuột Cống” của tác giả Võ Thị Hảo, do Nxb Kim Đồng xuất bản.
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em học sinh thân mến. Trong lời bài hát “Quê hương là chùm khế ngọt” có câu “Quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi”. Mẹ là mẹ duy nhất của chúng ta, là cội nguồn của sự sống mà mỗi người con đều biết, chín tháng mẹ mang nặng đẻ đau, suốt cuộc đời mẹ chắt chiu tần tảo, chỗ ướt mẹ nằm chỗ khô nhường con. Trong thơ văn, âm nhạc, hội họa và nhiều mảng nghệ thuật khác trong đời sống hàng ngày các tác giả đã không ngớt lời ca ngợi vẻ đẹp và công lao to lớn, đức hy sinh cao cả của những người mẹ. Qua lời bài hát “Bàn tay mẹ” của tác giả Bùi Đinh Thảo đã thể hiện sâu sắc tình mẫu tử cao cả đó. Bài hát chỉ có mấy nhịp đơn giản nhưng lại đong đầy tình mẹ.
Bàn tay mẹ bế chúng con
Bàn tay mẹ chăm chúng con
Cơm con ăn tay mẹ nấu
Nước con uống tay mẹ đun
Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon
Trời giá rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con
Bàn tay mẹ vì chúng con
Từ tay mẹ con lớn khôn
Hay lời bài thơ Mẹ sau đây:
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.
Trong tác phẩm, Tác giả đã lựa chọn ngôn từ nhẹ nhàng của cây, của hoa, của lá, của loài hoa Tầm Xuân nhẹ nhàng thơm ngát. Câu chuyện thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con nhà Tầm xuân. Những nụ tầm xuân bé bỏng, non nớt được xinh ra từ thân thể của mẹ tầm xuân, nhờ mẹ tầm xuân che sương, ngăn gió ấp ủ vào lòng từ khi còn xanh nhạt, non bấy, qua ngày tháng được nuôi bằng dòng nhựa của mẹ tầm xuân mà các bé tầm xuân đã cứng cáp dần và đã nhú lên những đài hoa phơn phớt màu hồng nhạt. Doạn đầu trang 3 có câu “Mẹ cô bé dịu dàng cong những lá và cành lại, ấp các con vào lòng” . Rồi từng ngày mẹ Tầm Xuân lo lắng chăm sóc cho các bé Tầm Xuân nhanh lớn, bằng những điệu khiêu vũ nhẹ nhàng, những điệu van thần thánh mà mẹ Tầm Xuân đã dịu dàng ru các con của mình ngủ ngon giấc mỗi ngày. Trong mỗi bước nhảy mẹ Tầm Xuân lại khéo léo dựng những chiếc gai lên để che chở cho lũ con khỏi đám mây bụi.
Không những sinh ra, chăm sóc, nuôi lớn các bé tầm xuân mà mẹ tầm xuân phải dạy dỗ các bé trở thành những cành tầm xuân khôn ngoan, khỏe mạnh. Nhiều lúc vì ham chơi mà các bé tầm xuân đã mắc bẫy của lão chuột cống suýt nữa thì bỏ mạng trong hang chuột, nhưng nhờ sự hy sinh không ngại tính mạng của mẹ Tầm Xuân mà các bé Tầm Xuân đã được mẹ Tầm xuân cứu ra khỏi hang ổ của lão chuột cống an toàn. Trong khi xông vào cứu các con mẹ Tầm Xuân đã bị lão chuột cống hơ cánh tay vào lửa tưởng bỏ mạng nhưnh không vì đau đớn mà mẹ Tầm Xuân bỏ cuộc. Sau khi được bé Tầm Xuân giúp đỡ mẹ Tầm Xuân lại thừa cơ xông lên đánh bại lão chuột cống. Trang 33 có đoạn “Chạy đi mẹ, mẹ ơi! Mẹ Tầm Xuân, thừa cơ thoăn thoắt quấn những vòng tay đầy gai từ móng chân đến đầu lão, quấn quanh mắt, rồi thít thật chặt. Mẹ thét lên: Chạy đi các con. Miệng hang ở đằng sau. Chạy mau! Các bé Tầm Xuân ngần ngừ. Không thể bỏ mẹ lại trong nguy hiểm. Mẹ lại giục: Bây giờ thì lão không thể làm gì được mẹ nữa rồi. Các con yên tâm, chạy đi khỏi vướng chân mẹ, để mẹ rộng chỗ mà trừng trị lão.”
Tình mẫu tử cao cả của mẹ Tầm Xuân thật vị đại phải ko các em. Để tìm hiểu thêm về tình yêu thương, đức hy sinh to lớn của mẹ Tầm Xuân dành cho các bé Tầm Xuân xin mời thầy cô và các em học sinh tìm đọc cuốn sách tại thư viện của nhà trường.
TTN: 02083